Truy cập, lưu trữ và quản lý dữ liệu y tế nhạy cảm với Khung tiêu chuẩn bảo mật chung HITRUST CSF

Tổ chức y tế là tâm điểm trong vấn đề thông tin nhạy cảm của người tiêu dùng, là nơi chứa đựng nhiều cơ sở dữ liệu quan trọng liên quan đến thông tin cá nhân của hàng triệu người. Những thông tin này chính là miếng mồi ngon, thu hút sự chú ý cũng như chiến lược tấn công của các tội phạm mạng khét tiếng thế giới. Do đó, các tổ chức y tế cần trang bị năng lực quản lý, công nghệ hợp lý và chiến lược quản lý rủi ro chủ động cho cơ sở hạ tầng an ninh mạng quan trọng. Điều này đòi hỏi phải có các quy định cần thiết; các luồng dữ liệu được kết nối với hệ thống y tế cốt lõi, hồ sơ sức khỏe điện tử, cổng thông tin dịch vụ người tiêu dùng và môi trường tích hợp (dữ liệu Phòng thí nghiệm, v.v.) cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn và giao thức bảo mật tốt nhất, một trong số đó được định nghĩa rộng rãi nhưng ràng buộc lỏng lẻo theo Tuân thủ HIPAA.

89% tổ chức y tế bị rò rỉ dữ liệu trong hai năm qua.

7.9 tỷ hồ sơ bệnh nhân bị xâm phạm cho đến tháng 9 năm 2020.

60-80% vụ rò rỉ dữ liệu không được báo cáo.

Ngành y tế đầu tư không quá 6% doanh thu vào giải pháp an ninh mạng, một trong những mức đầu tư thấp nhất.

Đạt chứng nhận HITRUST CSF với Dịch vụ quản lý tuân thủ của Cloud4C

HITRUST CSF, Khung tiêu chuẩn bảo mật chung do Liên minh tin cậy về thông tin y tế thành lập năm 2007, nhằm mục đích phác họa nên một khuôn khổ quản lý rủi ro thông tin tiên tiến và toàn diện dành riêng cho tổ chức y tế nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn HIPAA. Các giao thức được xây dựng nhằm hướng dẫn tổ chức cách thức để truy cập, lưu trữ, quản lý, trao đổi và phân tích dữ liệu y tế quan trọng trên toàn bộ môi trường mà không gây ra bất kỳ mối đe dọa về bảo mật và dữ liệu nào.

Với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ quản lý đám mây tập trung vào ứng dụng hàng đầu thế giới, đồng thời là nhà cung cấp dịch vụ tuân thủ và an ninh mạng đáng tin cậy, Cloud4C đảm bảo mọi tổ chức hoặc doanh nghiệp y tế tham gia giao dịch hoặc trao đổi dữ liệu với các tổ chức y tế luôn hiểu rõ các giao thức HITRUST CSF và tuân thủ hoàn toàn các tiêu chuẩn đã định rõ cũng như các yêu cầu của HIPAA. Chúng tôi kết hợp bộ kỹ năng đa dạng của đội ngũ chuyên gia bảo mật công nghệ và chuyên gia quản trị để thiết lập một mô hình bảo mật quản trị hoàn toàn bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Điều này giúp giảm đáng kể rủi ro từ các mối đe dọa thông tin liên quan đến những cơ sở dữ liệu quan trọng và vô cùng phức tạp, cho phép bảo vệ danh tiếng và dịch vụ của doanh nghiệp.

Bảng so sánh:
HITRUST CSF (Khung tiêu chuẩn bảo mật chung) và HIPAA

YÊU CẦU
HITRUST CSF
HIPAA
Thông báo hành vi xâm phạm bảo mật cho mọi cộng sự
Hình phạt cho hành vi cố tình cẩu thả
Quy tắc áp dụng cho tất cả bên thứ ba
Dựa vào Bảng tự đánh giá
KHÔNG
Quy trình được ghi chép và giám sát đầy đủ
KHÔNG

Kết nối với Chuyên gia về tuân thủ của chúng tôi

Trò chuyện với chúng tôi

Bạn đã sẵn sàng áp dụng HITRUST chưa: Yếu tố cần xem xét

Tuân thủ HITRUST thường được dành riêng cho các tổ chức hoặc doanh nghiệp y tế quy mô vừa và lớn, xử lý khối lượng lớn dữ liệu y tế

Khung tiêu chuẩn HITRUST CSF được mô tả rất chi tiết và toàn diện, đòi hỏi các công ty cần tuân thủ HITRUST phải kiểm tra và xác định phạm vi phù hợp trước khi áp dụng

Việc thanh toán cá nhân hoặc tùy chọn người trả tiền có thể yêu cầu chứng nhận HITRUST bổ sung. Chứng nhận chính thường có giá trị trong 24 tháng.

Việc đạt được chứng nhận HITRUST đảm bảo rằng doanh nghiệp đã đánh giá mức độ rủi ro dữ liệu đối với quy trình ITOps của mình một cách thận trọng nhất. Hệ thống tuân thủ HITRUST phải đủ mạnh mẽ để đối phó với các cuộc tấn công mạng, nhưng điều này không có nghĩa tổ chức sẽ có khả năng phòng chống 100% các vụ xâm phạm. Vì vậy, việc đánh giá cần thực hiện theo định kỳ.

Tuân thủ HITRUST thường được thực hiện đồng bộ với các giao thức HIPAA và NIST, cho phép tổ chức kiểm soát hoạt động quản trị và tuân thủ dữ liệu tốt hơn.

Cần phải lập ngân sách phù hợp để tuân thủ HITRUST. Bản thân khung tiêu chuẩn và kiến thức này được xây dựng không vì mục đích lợi nhuận, nhưng quá trình triển khai có thể phát sinh một số chi phí đáng kể khi đánh giá và kiểm tra hệ thống, nâng cấp cơ sở vật chất phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn HITRUST. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành, việc này sẽ giúp bảo vệ đáng kể hoạt động dữ liệu của tổ chức

Tuân thủ HITRUST là một quy trình mở rộng, tổ chức nên sử dụng dịch vụ của các đối tác quản lý tuân thủ, kiểm toán viên và nhà cung cấp dịch vụ độc lập để đảm bảo quy trình được tinh giản hóa và triển khai thành công mà không làm gián đoạn hoạt động hiện có.

Dịch vụ quản lý tuân thủ và Dịch vụ Compliance-as-a-Service toàn diện của Cloud4C

Với dịch vụ Compliance-as-a-Service hoặc Dịch vụ quản lý tuân thủ chuyên dụng của Cloud4C, doanh nghiệp có thể tăng cường cơ sở hạ tầng CNTT, môi trường đám mây, kiến trúc, hệ thống và ứng dụng để tuân thủ đầy đủ các quy định và tiêu chuẩn. Với năng lực nhạy bén khắp toàn cầu, kết hợp với đội ngũ chuyên gia tuân thủ đẳng cấp thế giới và năng lực triển khai công nghệ tiên tiến, Could4C điều tra kỹ lưỡng môi trường của khách hàng, đánh giá chức năng và khối lượng công việc để xác minh mức độ tuân thủ các giao thức liên quan, đề ra chiến lược và triển khai các quy trình cần thiết để đảm bảo hoạt động an toàn cho mọi doanh nghiệp trên toàn thế giới.

Chúng tôi có kinh nghiệm về tất cả sáng kiến chương trình chứng nhận dịch vụ đám mây quan trọng. Dịch vụ quản lý tuân thủ của Cloud4C đảm bảo tổ chức sẵn sàng tuân thủ hoàn toàn mọi quy định, bất kể đó là môi trường đám mây có khả năng thay đổi quy mô mạnh mẽ, hệ thống tại chỗ, hệ sinh thái đám mây riêng, môi trường bên thứ ba hoặc hệ sinh thái biên từ xa.

IRAP

Chương trình đánh giá viên có đăng ký bảo mật thông tin (IRAP) đề cập đến tập hợp các giao thức và khuôn khổ bảo mật nhằm kiểm tra, phân tích và đo lường hiệu quả an ninh mạng của một tổ chức dựa trên các yêu cầu và tiêu chuẩn bảo mật của Úc. Tổng cục Tín hiệu Úc (ASD) là đơn vị chịu trách nhiệm giám sát giám sát hoạt động này.

Bank Negara

Các khuôn khổ và quy định về tuân thủ chính dành cho các hoạt động BFSI và các tổ chức ngân hàng, do Ngân hàng Trung ương Malaysia (BNM) giám sát

Central Bank of Oman

Các quy định do Ngân hàng Trung ương Oman chứng nhận, phục vụ cho tất cả các chức năng BFSI và các tổ chức ngân hàng ở Oman

SAMA

Khuôn khổ và quy trình an ninh mạng tập trung, do Cơ quan tiền tệ Ả Rập Saudi quy định nhằm hướng dẫn các tổ chức trong tất cả các ngành nghề để bảo vệ hiệu quả hoạt động, tài sản và dữ liệu của mình.

FINMA

Các quy định và khuôn khổ do Cơ quan Giám sát thị trường tài chính Thụy Sĩ đưa ra nhằm giám sát các ngân hàng, tổ chức tài chính, công ty bảo hiểm, sở giao dịch chứng khoán, đại lý chứng khoán, v.v.

UAE Compliances

Các quy định tuân thủ rộng hơn của UAE liên quan đến nơi cư trú của dữ liệu, quyền riêng tư và các quy định khác, nhằm kiểm soát các chức năng của doanh nghiệp ở Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất.

RBI

Các quy định về tuân thủ đối với các hoạt động BFSI và các tổ chức tài chính liên quan đến bảo mật, quản lý hoạt động, quản trị dữ liệu, v.v., do Ngân hàng Trung ương Ấn Độ cung cấp, là tổ chức ngân hàng hàng đầu của quốc gia này.

MAS

Các hướng dẫn do Cơ quan tiền tệ Singapore ban hành, là cơ quan BFSI trung ương của quốc gia này, nhằm giám sát các hoạt động và quy trình thuê ngoài của các tổ chức tài chính.

OJK

Các quy định do Ủy ban dịch vụ tài chính Indonesia (Otoritas Jasa Keuangan) ban hành và giám sát về chức năng và hoạt động của các tổ chức tài chính.

GDPR

Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR) là tập hợp các quy định nâng cao nhằm quản lý việc thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân của những người cư trú tại Liên minh châu Âu.

PCI-DSS

Tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu ngành thẻ thanh toán (PCI DSS) thiết lập các khuôn khổ và đối chuẩn nhằm đảm bảo tất cả các doanh nghiệp chấp nhận, lưu trữ, xử lý dữ liệu thẻ tín dụng duy trì một môi trường an toàn cao.

HIPAA

Các tiêu chuẩn và khuôn khổ do Đạo luật về trách nhiệm giải trình và cung cấp thông tin bảo hiểm y tế (HIPAA) đặt ra nhằm đảm bảo quyền riêng tư, tính bảo mật và toàn vẹn thông tin nhạy cảm của bệnh nhân. Chứng nhận HITRUST (Health Information Trust Alliance) được các công ty chăm sóc sức khỏe sử dụng để làm bằng chứng chứng minh việc tuân thủ các tiêu chuẩn HIPAA.

GXP

Tiêu chuẩn tuân thủ GXP là từ viết tắt để chỉ các quy định và hướng dẫn áp dụng cho các sản phẩm khoa học đời sống, thực phẩm và y tế, v.v. (Chữ 'X' là viết tắt của bất kỳ chữ cái nào phù hợp và có thể áp dụng cho nhiều ngành nghề). Ví dụ: Thực hành phòng thí nghiệm tốt (GLP), Thực hành lâm sàng tốt (GCP), Thực hành sản xuất tốt (GMP).

ISO Standards

Được Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành, các khuôn khổ này chứng nhận các yêu cầu tiêu chuẩn trên phạm vi toàn cầu, áp dụng cho bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ nào. Con số phía sau chữ ISO đề cập đến danh mục liên quan: ISO-27001, ISO-27017, ISO-27018, ISO-22301, ISO-20000, v.v.

Kết nối với Chuyên gia về tuân thủ của chúng tôi

Trò chuyện với chúng tôi

Tạo tác động nhờ sự khác biệt: Tại sao bạn nên hợp tác với Cloud4C để đảm bảo tuân thủ ngành?

Cloud Managed Services Provider

Là nhà cung cấp dịch vụ quản lý đám mây lớn nhất thế giới tập trung vào ứng dụng, đồng thời cũng là một trong những công ty cung cấp dịch vụ an ninh mạng hàng đầu. Dịch vụ đánh giá an ninh mạng chuyên dụng.

Global Client Partnerships

Phục vụ hơn 4000 doanh nghiệp, trong đó có hơn 60 tổ chức thuộc danh sách Fortune 500, tại hơn 26 quốc gia trên khắp Châu Mỹ, Châu Âu, Trung Đông và Châu Á Thái Bình Dương trong hơn 12 năm qua

Advanced Security Controls

40+ biện pháp kiểm soát bảo mật, 20+ Trung tâm Xuất sắc (CoE), 2000+ chuyên gia đám mây trên toàn cầu

Trusted Managed Compliance Services Provider

Một trong những công ty quản lý tuân thủ đáng tin cậy nhất, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu về tuân thủ tại từng địa phương, quốc gia và toàn cầu, bao gồm các chứng chỉ như IRAP, GDPR, HIPAA, SAMA, CSA, GXP và ISO

 Cybersecurity Stats

3200 Mô-đun theo dõi Urchin (UTM), quản lý 13000 phiên bản HBSS, 800000 sự kiện mỗi giây (EPS)

 Cybersecurity Frameworks

7 Khuôn khổ bảo mật theo chiến lược MITER ATT & CK, CIS Critical Security Controls và nhiều biện pháp khác

Compliance Governance

Có kinh nghiệm quản lý các yêu cầu tuân thủ đối với nhiều nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) với các dịch vụ quản trị và bảo mật hiện đại

Automated Security Solutions

Các giải pháp bảo mật tự động, giúp dự báo, phát hiện và đối phó với mối đe dọa: Giải pháp phát hiện và phản hồi nâng cao (MDR)

Managed SOC Expertise

Trình độ chuyên môn toàn cầu về các giải pháp và dịch vụ quản lý SOC (Trung tâm Điều hành An ninh mạng)

Cybersecurity Consulting

Dịch vụ tư vấn về tuân thủ và an ninh mạng chuyên dụng, Đánh giá an ninh mạng và Báo cáo kiểm tra, giúp cung cấp các giải pháp tự động hóa cao cấp

Cybersecurity Incident Management Team

Đội ngũ ứng phó sự cố an ninh mạng nâng cao (CSIRT) của Cloud4C

Advanced Threat Intelligence

Hệ thống thông tin tình báo về mối đe dọa (Threat Intelligence) với sự hỗ trợ của các nền tảng hàng đầu trong ngành như Microsoft, OSINT, STIX & TAXI, MISP, v.v. và đội ngũ chuyên gia của Cloud4C

Threat Management Expertise

Thành thạo chuyên môn về quản lý mối đe dọa, đảm bảo an toàn cho các môi trường lớn và phức tạp, có kinh nghiệm sử dụng chức năng nâng cao của các công cụ hàng đầu trong ngành cũng như các công cụ bảo mật đám mây.

SIEM SOAR Deployment

Có bề dày kinh nghiệm trong việc triển khai và quản lý SIEM - giúp các doanh nghiệp chủ động đánh giá các lỗ hổng bảo mật và tự động hóa, tăng tốc ứng phó với sự cố

Multi Cloud Management

Kiến thức chuyên môn toàn diện về dịch vụ quản trị, quản lý rủi ro và tuân thủ (GRC) trên đám mây công cộng, đám mây riêng, đám mây lai và đa đám mây, đặc biệt đám mây vận hành trên nền tảng AWS, Azure, GCP, Oracle Cloud, IBM Cloud, v.v.

Củng cố giải pháp an ninh mạng cho doanh nghiệp cùng Cloud4C

Trò chuyện với chúng tôi